Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Khi học lái xe ô tô bạn không thể lường trước được những rủi ro khi lái xe như: Nổ lốp, kẹt ga, mất lái, trượt bánh là những sự cố hay gặp khi lái xe mà mỗi tài xế cần bình tĩnh và tích lũy kỹ năng để xử lý.

1. Nổ lốp
Xủ lý nổ lốp xe ô tô
Xủ lý nổ lốp xe ô tô
Nổ lốp là sự cố hay gặp cả ở xe hơi hay xe máy. Nổ lốp gây mất cân bằng xe, kéo theo mất kiểm soát tay lái có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Tiếng nổ lớn dẫn đến các phản ứng tự nhiên của tài xế là nhanh chóng giảm tốc sau đó đánh lái sát vào lề đường. Nhưng bất cứ một sự chuyển hướng nào khi lốp bị nổ đều không an toàn, rất dễ gây ra tai nạn.

Để tránh rủi ro khi nổ lốp tài xế nên tuân theo các bước sau. Đầu tiên đạp lút chân ga khoảng một vài giây, việc này giúp xe có thể chạy thẳng mà không bị chuyển hướng. Sau đó nhẹ nhàng từ từ thả chân ga để duy trì tốc độ cho xe. Quan trọng nhất phải giữ xe đi đúng làn đường, tránh xa chân phanh. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào sát lề đường để sửa chữa hoặc chờ cứu hộ.

2. Bong mặt lốp

Xủ lý bông lốp xe ô tô
Xủ lý bông lốp xe ô tô
Bong mặt lốp (tread separation) tức là mặt lốp chưa gai bị tách khỏi cốt lốp chứa khung thép ở bên trong. Bong mặt lốp còn nguy hiểm hơn nổ lốp, quá trình có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể chỉ vài giây. Khi bong mặt lốp thường đi kèm tiếng động mạnh, sau đó là âm thanh nện xuống nền đường của lớp kim loại. Nếu phát hiện được nên sửa chữa kịp thời.

Cũng giống như nổ lốp, khi bị bong mặt lốp bất ngờ lúc đang di chuyển, bình tĩnh đạp lút ga vài giây, từ từ nhả ga, đi thẳng làn đường rồi mới ghé vào lề.

3. Kẹt ga

Ket ga xe o tô
Ket ga xe o tô
Hiện tượng kẹt ga không thường xảy ra nhưng hai sự cố ở trên, nhưng khi gặp trường hợp này, điều cần thiết là phải dừng nghe ngay lập tức, tất nhiên đảm bảo không bị xe phía sau đâm.

Với một số tài mới, chưa quen chân ga, chân phanh có thể bị nhầm lẫn luống cuống đạp nhầm chân ga và chân phanh, lúc này ngay lập tức giải phóng chân khỏi pedal để nhận định tình hình.

Khi mắc phải hiện tượng kẹt ga, ngay lập tức chuyển cần số về mo (N) hoặc đạp chân côn để tách liên kết, triệt tiêu ảnh hưởng của ga đến chuẩn động của trục bánh xe.

Nếu không thể đưa cần số về N, phương án cuối cùng là phải tắt động cơ. Nhiều xe hiện nay không cho phép chìa khóa xoay về vị trí khóa khi chưa đỗ, lúc này cần dùng tới quyền năng của phanh để giúp xe dừng và xoay chìa khóa. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách trả số về N là duy nhất.

4. Tăng tốc đột ngột

Xu lý tăng tốc đột ngột
Xu lý tăng tốc đột ngột
Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.

Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.

5. Dừng xe bất ngờ, không có ABS

Để dừng xe bất ngờ khi đang ở tốc độ cao mà không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế cần có kỹ năng lái xe thật thành thạo. Duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết, sẽ gây hiện tượng khóa bánh. Lúc này tài xế phải trở thành một hệ thống ABS, sao cho bánh xe dừng mà không bị trượt.

Trong trường hợp này nhiều tài xế thường phanh và kết hợp với đánh lái sang một bên. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi, đây cũng là cơ chế của hệ thống ABS.

6. Dừng xe bất ngờ, có ABS

Mọi chuyện dễ dàng hơn cho lái xe khi phải dừng xe bất ngờ với phanh ABS. Việc cần làm là đạp lún sâu chân phanh và giữ vững cho tới khi xe dừng hẳn. Nhưng để chuẩn bị tốt tinh thần khi lực quán tính giật mạnh gây ra khi đạp lún phanh, tài xế nên luyện tập ở những nơi vắng vẻ trước khi ra đường.

7. Luyện tập tránh tai nạn với phanh ABS

tránh tai nạn xe o tô
tránh tai nạn xe o tô
Có một chữ S thứ ba liên quan đến ABS ngoài Stomp (đạp mạnh) và Stay (giữ chân phanh) đó là Steer (đánh lái). ABS cho phép lái xe vẫn có thể đánh lái khi đang duy trì lực đạp mạnh trên chân phanh.

Nhưng đánh lái hoàn toàn về một hướng lại là một sai lầm, nên đánh lái thay đổi hướng liên tục. Bởi lẽ khi đánh lái chỉ về một hướng, xe sẽ có đà tiếp tục chạy khi tài xế giải phóng chân phanh, lúc đó có thể lao sang làn đường đối diện nơi có rất nhiều xe đang chạy ngược chiều hoặc lao vào lề đường, có thể là vách núi hay vực sâu.

Để thực hành kỹ năng này nên chọn khoảng đường vắng, xếp một hàng chai nước làm chướng ngại vật ngang lòng đường và bắt đầu tập phanh rồi đánh lái.

8. Chạy lệch khỏi đường

Trường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ có nhiều nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý. Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.

9. Trượt bánh trước

trượt bánh trước
Khi bị trượt bánh trước, hầu hết các lái xe sẽ phản ứng tuần tự gồm bỏ bàn đạp chân ga, không sử dụng phanh, không đánh lái,  đợi cho tới khi bánh trước lấy lại lực bám.

10. Trượt bánh sau

Không dễ kiểm soát như bánh trước, việc bị trượt bánh sau dẫn tới những sự cố nguy hiểm hơn. Để chủ động cần phải dự đoán được thời điểm bánh sau bị trượt. Sau đó nhanh chóng trả lại một góc vừa đủ, dự đoán thời điểm lực bám xuất hiện trở lại.
Chúc các bạn lái xe an toàn
Lái ôtô đường dài với nhiều loại địa hình, thời tiết khác nhau buộc tài xế phải có cách quan sát thông minh và hiệu quả để bao quát tình hình tốt nhất.

1. Bám đuôi trong cơn mưa

Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.

Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.

2. Đổi làn tùy hứng không quan sát

road-trip-8563-1385630929.jpg
Lái xe đường dài cần tỉnh táo để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Đường cao tốc, đường quốc lộ có nhiều xe di chuyển nên việc tùy tiện chuyển làn đường có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn không đáng có.

Muốn chuyển làn thành công trước hết cần tuân thủ luật giao thông, chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Quan sát các xe di chuyển trước sau, điều quan trọng là giữ tốc độ hợp lý, không đi vào điểm mù của xe trước và tạo thị trường rộng nhất để quan sát xe đi sau.

3. Song song với xe tải

Đi song song với những chiếc xe tải có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc.

Để tránh gặp hoàn cảnh này, nếu đi cùng làn cần vượt xe tải ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.
Những điều nên tránh khi lái xe đường dài
Những điều nên tránh khi lái xe đường dài

4. Sử dụng đèn pha-cốt không đúng cách

Nhiều người sử dụng đèn không đúng cách khi chỉ để ở pha hoặc cốt mà không tùy tình huống. Trong điều kiện đường tối, không có đèn đường cần giữ khoảng cách hợp lý với xe trước và sau. Để ở pha khi khoảng cách lớn, chuyển về cốt, nháy đèn nếu gặp xe ngược chiều...

5. Vượt qua rồi giảm tốc

Nhiều người có thói quen lái xe nhấn mạnh ga vượt qua xe trước mặt rồi bất ngờ thả ga giảm tốc vì cho rằng đã vượt được là an toàn. Điều này là sai lầm, ít nhất tài xế cần duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để đảm  bảo khoảng cách an toàn.

6. Đột ngột dừng nghỉ

Trên đường cao tốc thường có những đoạn dừng nghỉ cho xe gặp sự cố hoặc người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Không đột ngột tạt đầu loạt xe ở làn sát lề đường để đến nơi dừng chân. Cần định hình vị trí từ trước, sau đó dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân. 

7. Đan làn như môtô

Kích thước ôtô quá lớn để có thể thoải mái lượn đi lượn lại như môtô, do đó việc đan làn không những vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho dòng giao thông bên cạnh.

8. Nhập làn không quan sát

Rất nhiều người sau khi dừng nghỉ trên đường leo lên xe và nhấn ga nhập làn giao thông mà không cần biết phía sau có những gì. Lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.

9. Đi chậm là an toàn

Quan niệm đi chậm là an toàn không phải lúc nào cũng đúng, nhất là trên đường cao tốc. Với tốc độ trung bình khoảng 80 km/h mà lái xe di chuyển với 60 km/h sẽ rất nguy hiểm nếu xe phía sau không nhận biết chính xác tốc độ, nên không hãm tốc đúng lúc. Chậm, nhanh chỉ là khái niệm tương đối, mỗi tài xế cần di chuyển với tốc độ phù hợp với mạch giao thông chung.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Thi bằng lái xe a1 (Xe máy) tại trung tâm Đồng Tiến với chi phí thấp nhất trên thị trường tỷ lệ đậu cao nhất, khi thi bằng lái xe a1 các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thức thi lý thuyết cũng như thực hành để mang lại tỷ lệ đậu cao nhât vượt qua đợt thi bằng lái xe máy
Thi bằng lái xe máy
Thi bằng lái xe máy

ĐÀO TẠO BẰNG LÁI XE HON ĐA (HẠNG A1)

  • Thời gian khai giảng & Thi liên tục các ngày trong tuần/ tháng.
  • Đảm bảo tỷ lệ đậu 99%.
  • Học phí trọn gói: 470,000đ; thấp nhất tại TP. HCM.
  • Ưu tiên học viên đăng ký theo nhóm được giảm giá thấp.
  • Có nhân viên đến ghi danh tại nhà hoặc công ty.
  • Miễn phí tài liệu và Đĩa VCD học luật và ôn thi.
  • Hotline 24/7: cập nhật thông tin, lịch thi, lịch phát bằng......
  • Nhận hồ sơ trên toàn quốc.

Văn Phòng Ghi Danh thi lái xe máy:

Tòa nhà 1084 Cách Mạng Tháng 8, Phường 04, Quận Tân Bình, HCM.
Hotline:  0938 009 202 Mr. Hưng (TP Tư Vấn & Tuyển Sinh)
Website: http://hocbanglaixeoto.edu.vn/

Thủ tục đăng ký học lái xe máy:

  1. 02 CMND hoặc (02 Passport) phô tô không cần công chứng.
  2. 06 tấm hình 3 x 4 phông nền xanh dương đậm.

Trường dạy lái xe ô tô tphcm Đồng Tiến trực thuộc Sở lao động thương binh và xã hội TP.HCM.
Dưới sự chỉ đạo của Sở giao thông TPHCM chúng tôi luôn đi đúng hướng trong công tác đào tạo lái xe ô tô cho các học viên. Trường dạy lái xe ô tô Đồng Tiến hoạt động chuyên về lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô các hạng B1, B2, C. Sau nhiều năm hoạt động, được sự ủng hộ và tin tưởng của quý học viên, trường dạy lái xe ô tô Đồng Tiến đã không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng giảng dạy, đổi mới quy trình đào tạo, nâng cao cơ sở vật chất nhằm tạo môi trường tốt nhất cho mọi học viên tham gia các khóa học tại trung tâm.
Với phương châm vì chất lượng học tập của học viên, Đồng Tiến luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Mục tiêu của trung tâm là đào tạo cho học viên lái xe ô tô an toàn và thi sát hạch bằng lái với tỷ lệ đỗ cao nhất. 
Đồng Tiến được đánh giá là một trong những trường dạy lái xe ô tô uy tín nhất TPHCM hiện nay. Không những vậy, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của sở, chúng tôi luôn luôn giữ phí đào tạo ở mức thấp nhất. Chính vì vậy, trường dạy lái xe ô tô Đồng Tiến cũng được xem là một trong những nơi học lái xe ô tô giá rẻ nhất TPHCM.
Để đáp ứng nhu cầu học lái xe ô tô ngày càng tăng, trường đào tạo dạy lái xe ô tô Đồng Tiến liên tục mở các khóa học lái xe ô tô hàng tuần. 

GIỚI THIỆU CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG

Phòng học lý thuyết 
Phòng học lý thuyết dạy lái xe ô tô
Phòng học lý thuyết dạy lái xe ô tô

Bãi tập lái lái xe ô tô

Bãi tập lái xe ô tô

  

Xe học thực hành 

Xe tập lái
Xe tập lái
Đăng ký ghi danh tại
ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG GHI DANH CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
Tòa nhà 1084 Cách Mạng Tháng 8, Phường 04, Quận Tân Bình, HCM



Trong chương trình đào tạo lái xe sẽ có bài học về cách xuống xe an toàn, bài học này khá đơn giản, chủ yếu là lý thuyết, tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến vấn đề này, nếu xuống xe không đúng cách sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác
Sau đây là một số lưu ý để bạn dừng xe và xuống xe an toàn:
Hướng dẫn xuống xe an toàn
Hướng dẫn xuống xe an toàn

Trước khi xuống xe phải đặc biệt chú ý: 

  1. Cho xe dừng ở sát lề đường và xuống xe an toàn.
  2. Trước khi mở cửa xe cần quan sát phía trước và phía sau xem có xe đi sát vào xe mình không.Khi chắc chắn đã an toàn thì lúc đó mới được phép mở cửa xe.
  3. Cần phải hết sức thận trọng vì tai nạn rất dễ xảy ra nhất là khi hành khách mở cửa xe để xuống xe.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Nếu bạn là một tài xế chuyên nghiệp chuyên lái xe đường dài thì những kinh nghiệm lái xe đường trường đối với bạn không bao giờ là thừa cả, đó chính là yếu tố quyết định đến sự an toàn cho bạn và cho người khác.
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường trường
Đối với một lái xe đường trường phải hết sức lưu ý đến những vấn đề sau đây:
Kiểm tra tổng thể trước giờ xuất phát: Bạn phải kiểm tra hết các thiết bị của xe có hoạt động tốt không như ga, phanh, số, côn, hệ thống đèn gương chiếu...Kiểm tra lốp xe có bị mòn không, và luôn luôn có lốp dự phòng trên xe đề phòng trên đường xe bị nổ lốp.

Làm chủ tốc độ khi lái xe ô tô đường trường

Việc lái xe trong một thời gian dài sẽ khiến bạn căng thẳng và khó làm chủ tốc độ vì vậy bạn phải hết sức tỉnh táo để làm chủ tốc độ xe, lúc nào căng thẳng quá thì bạn phải cho xe chạy chậm lại.
Người lái xe cần có thị giác và thính giác tốt, luôn phải cảnh giác và đáp ứng kịp thời. Bạn đừng bao giờ cầm lái sau khi đã uống rượu, vừa uống thuốc theo toa hay mua bên ngoài, là yếu tố có thể gây buồn ngủ; khi bị tác động của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hay cảm nhận giác quan. Khi mệt mỏi, có chuyện buồn phiền, bực tức, tất cả những yếu tố đó có thể vô tình khiến bạn trở nên bất cẩn.
Không uống rượu bia, chất kích thích khi đang lái xe hoặc khi xe dừng nghỉ trong thời gian ngắn.
Chúc các bạn lái xe ô tô an toàn
Chuẩn bị học lái xe ô tô, xe ô tô số sàn là loại xe phổ thông nhất từ trước đến giờ, trước hết bạn cần phải biết một số kỹ thuật cơ bản. Và sau đây chúng tôi tổng hợp một số những lưu ý khi lái xe số sàn, coi đây như kinh nghiệm để các bạn có thể kiểm chứng.
Hướng dẫn các lái xe ô tô
Hướng dẫn các lái xe ô tô

Kỹ thuật cơ bản xe ô tô số sàn

Ngày nay, các hãng sản xuất xe ôtô ngày càng chú trọng hơn vào hộp số tự động. Tuy nhiên, không vì vậy mà xe số sàn mất đi “chỗ đứng” riêng của mình.Trong bài biết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số kĩ thuật để đi xe số sàn đúng cách.
Trong hầu hết các trung tâm dạy lái xe ôtô tại Việt Nam hiện nay, xe số sàn luôn được sử dụng để đào tạo học viên. Nhưng các kinh nghiệm lái xe thì không phải ai cũng biết, vì vậy rất dễ dẫn đến sai thao tác.
Một trong những sai lầm phổ biến là khi vào cua, tài xế trả về số N (số mo ) quá lâu. Khi xe vào cua, không nên ngắt li hợp mà chỉ nên nhả chân ga để giảm tốc độ. Khi vào cua mà bạn để cho xe chạy bằng quán tính bằng cách ngắt li hợp hay về số N thì bánh xe sẽ ít bám đường hơn là khi bạn nhấn ga nhẹ và để cho xe chạy chậm.
Sai lầm thứ hai là về số mo hay ngắt li hợp khi xuống đèo dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng thực tế lại mất an toàn. Khi xe xuống đèo dốc mà không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số sẽ khiến hệ thống phanh phải làm việc liên tục. Khi hệ thống phanh quá nhiệt thì phanh sẽ mất tác dụng và sẽ xảy ra tai nạn.
Một sai lầm nữa mà đôi khi ngay cả các giáo viên dạy lái cũng mắc phải: để tránh xe bị chết máy khi phanh, cần đạp chân côn (cắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là thao tác rất nguy hiểm khi mất đi khả năng xử lý tình huống bất ngờ. Thật ra, thao tác cần thực hiện ngược hẳn: đầu tiên là chân phanh, và khi xe gần dừng hẳn mới đạp côn, cắt ly hợp.
Nhiều tài xế không sử dụng số thấp khi vượt. Khi lái xe trong thành phố thường phải chuyển số liên tục nhưng khi thời tiết xấu, số thấp là sự bảo đảm bổ sung cho an toàn. Tất nhiên, khi chuyển số xe không được lắc, giật. Thao tác chuẩn xác khi chuyển số là một trong những thước đo để đánh giá kinh nghiệm của người lái.
Khi vượt, bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật “chuyển số tắt” (có nghĩa là khi chuyển từ số thấp sang số cao hơn và bỏ qua một số trung gian nào đó). Chẳng hạn như từ 3 sang thẳng số 5 để tiết kiệm nhiên liệu. Sẽ phức tạp hơn nếu cần chuyển gấp về số thấp, chẳng hạn như số 4 về số 2. Trong trường hợp này, để tránh hỏng động cơ và ly hợp, vào thời điểm nhả chân côn, cần nhấn thêm chân phanh mạnh hơn so với bình thường.
Kinh nghiệm lái xe ô tô
Kinh nghiệm lái xe ô tô

Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn

Để có thể chủ động kiểm soát tình huống trên đường cũng như đạt mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý hơn khi sử dụng một chiếc xe số sàn, bạn nên chú ý đến một số thao tác lái xe sau đây:
1. Ra vào số đúng tốc độ:
Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Có một thực tế là hầu hết các bác tài ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua khiến xe bị ì, không thoát máy. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số). Thông thường các hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau nhưng trung bình vào khoảng 2.500 vòng/phút khi từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý xe sẽ khỏe để vào các số sau và giữ cho máy bền hơn, cộng với thao tác sang số nhanh (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), xử lý chướng ngại vật trên đường tốt, bạn sẽ đi được nhanh và êm hơn.
2. Sử dụng chân côn hợp lý:
Khi sử dụng côn, điều làm côn mau mòn không phải là do dùng nhiều hay chạy rà côn mà chính là bạn cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột hoặc tốc độ bánh đà của máy và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc, tốc độ xe với vòng tua máy không phù hợp. Khi đạp – nhả côn, nếu xe bạn không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là bạn thao tác đúng, khi nhả côn tiếng máy không thay đổi, tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là được.
Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
3. Chú ý khi dùng phanh tay:
Nhiều tài xế thường sử dụng phanh tay khi đề-pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu tụt dốc lại xiết phanh tay. Thật ra phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thích hợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng. Bạn nên dùng cách đề-pa truyền thống lúc học lái xe, sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.
4. Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường:
Nếu dùng theo cách như lúc học lái là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để depa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.
5. Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa:
Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:
Không điều khiển đc chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.
Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.
Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:
Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy tình trạng mỏi chân.
6. Khi nào nên về số "mo"?
Khi đang đi trên đường mà trả xe về số 0 là việc không nên làm vì thực tế không tiết kiệm xăng bao nhiêu mà còn làm cho quán tính của xe tăng lên đột ngột, khiến bạn sẽ khó mà kiểm soát được tốc độ, dễ bị mất lái, nếu ngay lúc đó gặp chướng ngại vật cần đạp phanh ngay thì phanh cũng không mấy hiệu quả.
Về số 0 khi xuống dốc là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, không tài nào phanh phát huy tác dụng.
Khi xe sắp đến đèn đỏ, bạn trả xe về số 0 để cho xe trôi tự do đến vạch dừng đèn đỏ cũng không nên bởi vì nếu phanh xe bạn không ăn thì xe của bạn sẽ đâm vào xe phía trước hoặc nếu có chướng ngại vật xuất hiện bất chợt phía trước thì bạn cũng khó tránh được vì khi đó xe bạn đã ở số 0 và xe của bạn đã ko còn động năng để mà di chuyển tiếp nữa.
Tóm lại khi đang di chuyển bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.
7. Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

Chúc bạn thành công!
Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!